BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73865)
(Xem: 62303)
(Xem: 39495)
(Xem: 31219)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Âm nhạc màu da cam của Trịnh Công Sơn

24 Tháng Tư 20247:21 SA(Xem: 450)
Âm nhạc màu da cam của Trịnh Công Sơn
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Có vài người nói rằng Trịnh Công Sơn không phải hèn mà là nhát. Theo tôi, nếu nhát mà lúc chết được nhà nước đặt tên đường, dựng tượng đài thì chắc chắn rất nhiều văn nghệ sĩ quốc doanh bắt chước. Cứ im lặng là vàng, ngậm miệng là an toàn thì được lưu danh sử sách hẳn đất nước càng ngày càng có nhiều bồi bút và gia nô hơn. Ôi, đất nước ta 4000 năm văn hiến, 1000 năm nô lệ giặc Tàu, hàng trăm năm đánh ngoại xâm không ngừng nghỉ để ghi công những anh hung, nữ kiệt như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… những dung tướng như Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Trương Công Định… những thi hào đầy khí phách như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát… chứ không phải dùng món mồi nhử “đặt tên đường” như một thứ ân huệ, bỗng lộc dành cho bọn tướng tá nịnh thần, văn nhân xu thời khiếp nhược. Thậm chí thời gian gần đây có quan chức còn cố gắng gắn bảng tên đường cho cha mình, dù thành tích so với các bậc tiền nhân không đáng được “xách dép”.

Trong phạm vi bài viết này tôi không thèm lạm bàn về trò hề “lưu xú vạn niên” của chuyện đặt tên đường, bởi khi thời thế thay đổi thì những bảng tên đường vớ vẩn, những tượng đài bù nhìn sẽ được nhân dân gỡ ra và đập bỏ tức khắc. Tôi chỉ đơn cử trường hợp Trịnh Công Sơn về tác phẩm và nhân cách bằng chính câu chuyện “người thật việc thật” qua kỳ niệm đáng buồn dưới đây…

trinhcongson
ÂM NHẠC MÀU DA CAM CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Gạt qua một bên nỗi sầu muôn thuở của thi ca để đổi “tông” sang âm nhạc. Tôi vốn là một thằng hay dị ứng với dạng “Xướng ca vô loại” nhưng cũng biết thần tượng một bậc thầy là “phù thủy Phạm Duy” ông vua các bài hát làm phong phú kho tàng dân ca. Ngoài Phạm Duy tôi cũng “ngã mũ” trước các “hoàng thân” Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Cung Tiến, Dương Thiệu Tước… Vốn là “trai thời loạn” trước 1975 nên tôi cũng biết đến các dòng nhạc trữ tình có công chúng riêng của các “hoàng tử” Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương… và đặc biệt là Trịnh Công Sơn với những ca khúc “Da Vàng” phản chiến.

Tuy nói là biết trước 1975 nhưng sau 1975 hội ngộ nhau là một chuyện khác. Tôi nhớ hồi còn làm biên tập trang văn nghệ báo Tuổi Trẻ thời kỳ đầu giải phóng có viết bài thơ nhắc về nhạc Trịnh Công Sơn trên báo, xin trích một đoạn như sau:

“Lớn lên ở thành phố này tôi ngửi thấy mùi xăng
Đặc sệt những mảng đen và khói
Ngoài mùi hăng hắc sữa bơ thừa buồn ói
Thắt cổ tôi vào thòng lọng áo cơm
Rụng tim tôi tiếng giày đinh cắn nát dãy nhà sàn
Cuộc xét nhà trên mặt sông lềnh bềnh bầy chuột chết
Lớn lên ở thành phố này tôi mỏi mệt
Bưng mặt hát bài “Cỏ Xót Xa Đưa”

“Cỏ Xót Xa Đưa” là tên một ca khúc của Trịnh Công Sơn. Còn sau giải phóng thì gặp Trịnh Công Sơn thường xuyên hơn ở quán nhậu trong khuôn viên Hội Văn Nghệ 81 Trần Quốc Thảo, quận 3, Sài Gòn. Tuy mỗi người ngồi một bàn khác nhau với những bè bạn khác nhau, nhưng nếu cần ráp bàn lại thì bao giờ tôi cũng được Trịnh Công Sơn mời đọc thơ giang hồ góp vui và ngược lại chúng tôi tha hồ được nghe anh hát. Kỷ niệm thoạt tiên chỉ đơn giản có vậy giữa một thằng làm thơ bạt mạng với một nhạc sĩ đàn anh thận trọng rụt rè đắn đo trong từng phát ngôn cử chỉ. Mãi tới khi Trịnh Công Sơn và NHỮNG NGƯỜI BẠN gồm các nhạc sĩ Thanh Tùng, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên… hình thành một nhóm riêng thì tôi mới có dịp “cụng ly” nhiều hơn bởi tôi giao du với hầu hết các thành viên trong nhóm. Tôi thường đến chơi nhóm Những Người Bạn cùng với họa sĩ Ớt tức nhà báo Huỳnh Bá Thành, Tổng biên tập Báo Công An Thành Phố lúc đó hoặc với hôn thê tôi là Hương Lan. Và bao giờ Hương Lan cũng được Trịnh Công Sơn “ga lăng” dành cho một chỗ ngồi cạnh anh như một thái độ trân trọng trước phụ nữ. Những lần như vậy tôi biến thành niềm vui của đám đông với bài thơ “BÊN DÒNG SÔNG” ứng khẩu từ một câu trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn khiến cả bàn thích thú:

“Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình”
Ai xui em hát Trịnh Công Sơn
Cho ta róc rách như con suối
Rớt xuống dòng sông một chút buồn
Chút buồn dại dột như hòn sỏi
Rớt xuống dòng sông mất trí khôn
Rồi lặng im suốt một trăm năm
Không ai biết ta là con suối
Không ai biết ta là hòn sỏi
Chỉ trừ em, người có tóc dài
Bài hát thì như sợi tóc mai
Rụng xuống đời ta ca dao ơi
Dòng sông cứ chảy như bài hát
Và mảnh mai như sợi tóc gầy
Đời ta cứ chảy theo âm nhạc
Dạo đàn em có buốt đôi tay
Đời mình em nhớ nên em hát
Đời ta mới mười năm lưu lạc
Dòng sông lưu lạc vì quên bờ
Lẻ nào ta lạc vì mê thơ
Thơ nghe róc rách như con suối
Con suối cạn khô ta chết đuối
Khi dòng sông cũ đã thờ ơ
Con suối một hôm không còn sỏi
Khi người xưa cũng tập hững hờ
Nên em cứ hát mời em hát
Hát lời quanh quẩn cạnh dòng sông
Đừng xõa tóc, em ơi đôi mắt
Là chút mặt trời trong tảng băng !

Đáng lẽ mối quan hệ của tôi với Trịnh Công Sơn tới đó là vừa đủ “đẹp” nếu không xảy ra vài cuộc tranh luận nảy lửa trong cơn say về thái độ kẻ sĩ trước thời cuộc. Trong cơn say tôi thẳng thắn “chê” nhạc ĐỎ của Trịnh Công Sơn sau 1975. Tôi khẳng định “nhạc giao thời” của anh gượng gạo, mang tính “trả bài chính trị” thua xa số lượng nhạc phản chiến chọn lọc trước 1975 từng làm cho không ít những người lính Việt Nam Cộng Hòa phải buông súng khi Khánh Ly cất tiếng hát “Gia Tài Của Mẹ”, cho dù dòng nhạc đó từng bị quy chụp là nhạc VÀNG.

Đáng lẽ cũng chẳng có gì phiền lòng nhau nếu không có lần cuối thập niên 1980 tôi cùng các thân hữu văn nghệ Joseph Huỳnh Văn, Lê Dụng, Ung Ngọc Trí, Vũ Ngọc Giao, Võ Phi Hùng, Trần Hữu Dũng… hơn chục mạng ngồi nhậu gần bàn “quý tộc mới” của Trịnh Công Sơn gồm các chính khách chóp bu, các quan chức văn nghệ, các đại gia, thủy thủ viễn dương… tại bãi cỏ Hội Văn Nghệ 81 Trần Quốc Thảo. Hai bên men rượu ngà ngà, “Xóm Nhà Lá” chúng tôi được băng “Qúy tộc mới” mời… ráp bàn. Rượu vào lời ra, nhiều người yêu cầu tôi đọc thơ, thế là Trịnh Công Sơn mở lời: “Hôm nay ngày vui của moa, toa tặng bàn moa bài thơ nhé?”. Tôi còn do dự thì một nhà thư pháp bạn của Trịnh Công Sơn lên tiếng: “Thơ hay sẽ viết thành thư pháp treo tại nhà Trịnh Công Sơn”. Vậy sao? Tôi liền đọc lớn:

Gã nhạc sĩ VÀNG
Chơi ghi ta ĐỎ
Âm nhạc từ đó
Biến thành DA CAM

Câu chuyện đến đây tưởng kết thúc ai dè nhạc sĩ Hoàng Hiệp, một quan chức Hội Âm nhạc kiêm bạn thân Trịnh Công Sơn tự nhiên bứt xúc:”Mày tặng Trịnh Công Sơn mà không làm thơ tặng tao, nhạc của tao đâu có dở?”. Trời đất, nhạc của Hoàng Hiệp rõ ràng “lai căng” nhạc Sài Gòn và mất dần mùi vị chiến khu của ông. Tôi chỉ cần đảo ngược lại lộ trình sáng tác của Trịnh Công Sơn là ra ngay đáp số. Tôi đọc luôn:

Ông nhạc sĩ ĐỎ
Chơi ghi ta VÀNG
Nền âm nhạc đó
Cũng thành… DA CAM !

Có lẽ các bạn đều biết trong hội họa màu đỏ pha với màu vàng sẽ thành màu da cam. Mà “da cam” là chất độc khai quang, là vũ khí hóa học thì miễn bàn luận.

BÙI CHÍ VINH
2020
(trích từ hồi ký GIAI THOẠI CỦA THI SĨ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn